Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ I TIN HỌC 11 NĂM HỌC 2020 – 2021

 I. Lý thuyết

Chủ đề 1:  Một số khái niệm về ngôn ngữ lập trình .

1.     Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình.

2.     Các loại chương trình dịch

3.     Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.

4.     Khái niệm về tên, hằng và biến trong Pascal. Cách đặt tên đúng trong Pascal.

Chủ đề 2 : Chương trình đơn giản

  1. Cấu trúc chung của một chương trình.
  2. Các thành phần của một chương trình đơn giản.

-       Cú pháp khai báo tên chương trình, ví dụ.

-       Cú pháp khai báo thư viện, ví dụ.

-       Cú pháp khai báo hằng, ví dụ.

  1. Một số kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực, kí tự, lôgic.
  2. Cú pháp để khai báo biến, thực hiện được khai báo các biến.
  3. Biết sử dụng và ý nghĩa các phép toán trong pascal: +, -, *, /, div, mod, >, <,>=,<=,<>,not, or,and.
  4. Viết được biểu thức từ toán học sang pascal và ngược lại.
  5. Các hàm chuẩn trong Pascal.
  6. Viết được một số biểu thức quan hệ và biểu thức logic.
  7. Cú pháp câu lệnh gán, viết được câu lệnh gán.
  8. Thủ tục: nhập dữ liệu từ bàn phím (read, readln) và  xuất dữ liệu ra màn hình(write, Writeln).
  9. Các thao tác để lưu chương trình, mở chương trình, dịch chương trình? Chạy chương trình?

-       Lưu chương trình: nhấn F2

-       Mở chương trình đã có: F3

-       Dịch chương trình:  Alt+F9

-       Chạy chương trình: Ctrl+F9

-       Đóng cửa sổ chương trình: Alt+F3

-       Thoát khỏi phần mềm: Alt+X

Chủ đề 3: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP

I.               NỘI DUNG 1: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH -  CÂU LỆNH IF  THEN

  1. Cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ và thiếu.
  2. Câu lệnh ghép.
  3. Viết được một số câu lệnh rẽ nhánh:

-       Giải phương trình bậc hai.

-       Bài toán về bộ số Pi-ta-go

-       Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng để thể hiện được thuật toán của một số bài toán đơn giản. 

II.            NỘI DUNG 2: CẤU TRÚC LẶP -  CÂU LỆNH FOR DO VÀ WHILE DO

  1. Cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước, lặp với số lần không biết trước.

-       Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp. 

-       Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lệnh lặp với số lần định trước 

-       Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản. 

II.  BÀI TẬP MINH HỌA MỘT SỐ CHỦ ĐỀ

1. Tính giá trị biểu thức sau:

a. (330 div 10) div 5 – 23 div 5

b. (448 mod 11) div 2 + (557 mod 10) div 3

c. ( 295 div 5) div10 + 125 mod 3

d. ((675 div 5) div 5 ) mod 6 + (420 div 10) mod 4

e. 97 mod 3 + (65 div 5) mod 2

f. 125 div 5 + 200 mod 8

2. Hãy viết các biểu thức sau dưới dạng công thức toán học tương ứng

a. a+ b/c +sqr(x)

b. 5* sin (x)- cos(y)/4

c. ln (y * (sqrt(abs(x)))

d. abs (sqr(x) + sqr(y)) – abs (sqrt(x*x+ y*y*y))

e. sin (y*y) – 3*cos(5*x)

3. Hãy viết các biểu thức sau sang Pascal.


4.  Viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên dương, hiển thị ra màn hình giá trị số lớn hơn.

5. Viết chương trình nhập vào từ bàn phím hai số nguyên dương, hiển thị ra màn hình giá trị số bé hơn.

6. Viết chương trình nhập từ bàn phím hai số nguyên dương M và N (M<N). Tính và đưa ra màn hình tổng các số chia hết cho 2 hoặc 3 trong phạm vi từ M đến N.

7. Tính kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình sau

Var i, S:integer;

Begin

            S:=0;

            For i:= 1 to 5 do

                        If ( i mod 2 = 0) then S:= S+i;

            Writeln (‘S = ‘, S);

End.

9. Tính kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình sau.

Var i, S:integer;

Begin

            S:=0;

            For i:= 1 to 5 do S:= S+i;

            Writeln (‘S = ‘, S);

End.

 NỘI DUNG CỤ THỂ: TẢI VỀ THEO LINK SAU:

https://drive.google.com/file/d/1NZKSvSeTLC5p1lSFqKM22Cbi1ZTlhuvo/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét